2. Phân loại câu theo cấu tạo trong phần văn bản sau. Phân tích quan hệ ngữ pháp của các câu
Tới cái thác rồi. (2) Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trờ đá. (3) Đá ở đây cứ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là một số hòn bên nhỏm cả dậy để vỗ lấy thuyền. (4) Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. (5) Mặt sông rung tít lên như tuốc - bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. (6)Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn, những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi, nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. (7) Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn.(8) Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. (9) Đám tảng đá hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. (10) Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở ,nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vô hồi lại. (11) Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong -ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. (12) Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới.